14 người bám víu vào nhà 6,5 tỷ ở Sài Gòn

Nếu không tính đường xa, chỉ một thế hệ nữa ra đời thì căn nhà có giá trị bỗng dưng chật chội vì có quá nhiều người.

“Trường hợp gia đình hơn chục người chen chúc nhau ở trong một ngôi nhà có rất nhiều ở TP HCM, Hà Nội và các đô thị lớn trung tâm các tỉnh.

Lúc trước gia đình tôi ở Hà Nội, bố mẹ tôi chỉ có căn nhà cấp bốn, do làm ăn khó khăn, thu nhập kém nên năm 2009 bố mẹ tôi bán nhà được hai tỷ đồng. Cả nhà 5 người chuyển vào Dĩ An, Bình Duơng sinh sống và lập nghiệp.

Năm 2009 bố mẹ tôi mua bốn mảnh đất rộng 100 m2 mỗi mảnh hết 1,6 tỷ và cho (chia tài sản) ba anh em tôi mỗi người một mảnh. Hiện tại cả gia đình tôi có 12 thành viên sinh sống ở 3 căn nhà của 3 anh em, giá trị 4 mảnh đất bố mẹ tôi mua năm 2009 đến nay giá thị trường khoảng 16 tỷ (lãi 10 lần), cả nhà tôi đều hạnh phúc và vui vẻ.

Bạn tác giả thử góp ý với bạn của mình trường hợp nhà tôi xem sao”.

Bạn đọc bachphamvu chia sẻ về trường hợp bán nhà cấp bốn ở Hà Nội để lấy vốn đổi đời của gia đình mình. Bình luận được viết sau câu chuyện nỗi sợ hụt chân của gia đình 14 người trong căn nhà trị giá 6,5 tỷ ở Sài Gòn.

Độc giả Oceania làm phép tính: “Nhà của ông bạn đó trị giá 6,5 tỷ nhưng có 14 người, chia ra mỗi người sở hữu khoảng 460 triệu tiền bất động sản. Các anh em có con cả rồi mà không tìm cách ra tiền mua nhà riêng, bám lấy cha mẹ như vậy nên khổ là phải. Đã không tốn tiền thuê nhà thì dành dụm mua miếng đất ở quê để dành, có việc gì thì có chỗ rút lui”.

Đồng quan điểm, độc giả Hùng Cường cho rằng mỗi gia đình nhỏ cần tự lập, tính đường lui cho riêng mình:

“Bốn anh em đã lập gia đình và vẫn cùng nhau ở chung với bố mẹ thì đúng là mơ ước về chỗ ở rộng rãi hơn là đúng rồi. Số lượng người ở sẽ còn tăng thêm nếu các gia đình sinh thêm con (theo tính toán thì các nhà mới chỉ có bình quân một con).

Số tiền định giá 6,5 tỷ đồng với giá nhà thành phố lớn thì nhà cũng bình thường mà chia cho 5 gia đình lại càng nhỏ. Giờ hãy động viên bạn và các gia đình cố gắng tách hộ thôi”.

Độc giả nickname Edison Castle cho rằng nếu có phần trong một bất động sản có giá trị nhưng không an tâm thì phải có động lực kiến tạo tài sản khác:

“Cuộc sống hiện đại yêu cầu nhiều hơn ở con người nếu không tự đứng trên đôi chân mình thì càng áp lực. Thay vì cố chen vào một bất động sản có giá trị mà không yên tâm thì nên chia ra, dù lúc đầu có khó khăn nhưng yên tâm và có động lực tiến lên đừng cố nhìn thứ không thuộc về mình”.

Hữu Nghị tổng hợp

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.


——————————————————————————————————————
Dự án căn hộ Eaton park quận 2, dự án căn hộ được chờ đợi nhất năm 2024 của chủ đầu tư Gamuda Land

Đánh giá trang Eaton Park

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 222 265