Tỉnh duy nhất ba mặt giáp biển vừa có năm ‘mỹ mãn’, dễ dàng miêu tả bằng 1 cụm từ

Theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau – tỉnh cực Nam của Tổ quốc, trong năm 2023, kinh tế của tỉnh có bước “tăng trưởng mạnh mẽ”. Cụ thể, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP theo giá so sánh) năm 2023 ước đạt 45.471 tỷ đồng, tăng 7,83% so cùng kỳ năm 2022 (kế hoạch đề ra tăng từ 7% trở lên); đứng thứ 3 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và thứ 16 cả nước.

Cơ cấu kinh tế khu vực ngư, nông, lâm nghiệp của tỉnh chiếm tỷ trọng 31,9%; khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng 31,4%; khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 32,9%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm chiếm tỷ trọng 3,9%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2023 ước đạt 24.000 tỷ đồng, đạt kế hoạch đề ra. GRDP bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 69,8 triệu đồng (kế hoạch đề ra là 67,5 triệu đồng).

Năm 2023, tỉnh thu hút được đã thu hút 9 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký 456,74 tỷ đồng; cùng kỳ năm 2022 thu hút được 7 dự án đầu tư với số vốn trên 1.020 tỷ đồng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 446 dự án đầu tư đang hoạt động, với tổng vốn đăng ký trên 144.612 tỷ đồng; trong đó, có 9 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 153,4 triệu USD.

Cũng trong năm qua, có 5/9 địa phương thực hiện đạt và vượt 100% chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Trong đó, huyện Đầm Dơi vượt 14/17 chỉ tiêu, huyện Cái Nước vượt 7/12 chỉ tiêu; các địa phương còn lại thực hiện đạt và vượt trên 90% chỉ tiêu kế hoạch.

Các địa phương đã tập trung triển khai thực hiện quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Điển hình là các công trình trọng điểm: Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc phía Đông, đoạn Hậu Giang – Cà Mau; tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua TP Cà Mau; các tuyến đường: Cà Mau – Đầm Dơi, Cái Nước – Vàm Đình – Cái Đôi Vàm, U Minh – Khánh Hội; tuyến trục Đông – Tây, cầu Gành Hào và cầu Sông Đốc; các công trình hạ tầng y tế, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau quy mô 1.200 giường bệnh… Bên cạnh đó, đẩy mạnh đồng bộ cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt cho biết mặc dù tăng trưởng kinh tế vượt kế hoạch nhưng hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, nhất là về thị trường, nguồn vốn, tiếp cận tín dụng. 

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng nhưng còn chậm. Số lượng doanh nghiệp mới thành lập giảm, thu hút đầu tư chưa đạt yêu cầu. Kim ngạch xuất khẩu đạt thấp so kế hoạch, giảm 8,5% so cùng kỳ, các thị trường xuất khẩu lớn, truyền thống giảm. Kinh tế hợp tác chưa chuyển biến nhiều; chậm nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả.

Từ 2021 – 2030: Cà Mau định hướng tăng trưởng bình quân 7,5%/năm

Theo quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1386/QĐ-TTg ngày 16/11/2023, mục tiêu phát triển tổng quát đến năm 2030, Cà Mau trở thành tỉnh phát triển khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển; hệ sinh thái được bảo tồn, thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu; quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, người dân có cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc.

Tỉnh duy nhất ba mặt giáp biển vừa có năm 'mỹ mãn', dễ dàng miêu tả bằng 1 cụm từ - Ảnh 1.

Cột cờ tại mũi Cà Mau (tỉnh Cà Mau), cực Nam của Tổ quốc, thuộc ấp Đất Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 – 2030 đạt trên 7,5%/năm. Quy mô GRDP năm 2030 gấp 2 – 2,5 lần so với năm 2020.

Tỷ trọng khu vực ngư, nông, lâm nghiệp chiếm khoảng 23%; công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 36,5%; dịch vụ chiếm khoảng 37%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm khoảng 3,5%.

GRDP bình quân đầu người đạt trên 146 triệu đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 – 2030 bình quân đạt khoảng 30 – 35% GRDP. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội giai đoạn 2021 – 2030 bình quân trên 7%/năm. Thu ngân sách giai đoạn 2021 – 2030 bình quân tăng 12 – 15%/năm. Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 36%. Kinh tế số chiếm khoảng 20% GRDP.

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau, Cà Mau là tỉnh cực Nam của Việt Nam, thuộc khu vực Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, được tái lập ngày 1/1/1997. Cà Mau là vùng đồng bằng, có nhiều sông rạch, địa hình thấp, bằng phẳng và thường xuyên bị ngập nước. Độ cao bình quân 0,5-1,5 m so với mặt nước biển. Hướng địa hình nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Lãnh thổ tỉnh gồm hai phần: đất liền và vùng biển chủ quyền.

Tỉnh này có phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông và phía Tây giáp Vịnh Thái Lan. Cà Mau nằm trên bán đảo, có vị trí địa lý khá đặc biệt, với ba mặt tiếp giáp biển.

Phần đất liền rộng hơn 5.294 km2, xếp thứ hai Tây Nam Bộ. Trong đó, diện tích đất nuôi trồng thủy sản trên 266.735 ha, đất trồng lúa 129.204 ha, đất lâm nghiệp 103.723 ha.

Vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam do Cà Mau quản lý rộng hơn 71.000 km2; có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Buông và Hòn Đá Bạc.

——————————————————————————————————————

Tham khảo dự án căn hộ Eaton Park Mai Chí Thọ Quận 2, Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh Gamuda Land – Căn hộ Eaton Park Dự án Eaton Park Eaton Park Mai Chí ThọEaton Park Quận 2

Đánh giá trang Eaton Park

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 222 265